Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm do các loại vi rút cúm A/H5N1, cúm A/H5N6… gây ra, đây là bệnh rất dễ lây lan và dễ tái phát, hiện nay cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên có thể gây chết các loại gia cầm hàng loạt. Bệnh không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi mà còn gây hại cho sức khỏe con người vì khả năng lây bệnh từ vật nuôi sang người rất cao

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

  Để đảm bảo cho đàn gia cầm phát triển khoẻo mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo sức khỏe cộng đồng thì người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

       1. Các yêu cầu về con giống

        Khi chọn giống gia cầm để nuôi cần chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không mắc bệnh.

       Lựa chọn con giống ở các cơ sở đảm bảo chất lượng, có giấy kiểm dịch và nên cách ly 1 tuần trước khi thả vào đàn cũ.

        2. Đối với chuồng trại

        Chuồng nuôi nhốt gia cầm cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, khô thoáng, tránh các tác động mạnh từ bên ngoài.

       Không nuôi nhốt gia cầm chung với chuồng gia súc và phải cách xa khu vực nhà ở. Trước khu vực chuồng nuôi cần có khay hoặc hố sát trùng.

         3. Đối với thức ăn nước uống

        Sử dụng thức ăn tinh cho gia cầm mỗi ngày theo từng giai đoạn phát triển, từng lứa tuổi. Không sử dụng thức ăn đã bị mốc, ôi thiu, đặc biệt là thức ăn xuất phát từ vùng có dịch, không sử dụng thức ăn đã quá hạn hoặc không rõ nguồn gốc

        Dùng nước sạch cho gia cầm uống, không dùng nước lạnh dưới 8C hoặc nóng trên 300C, đảm bảo đầy đủ máng ăn, máng uống, nơi sinh sản cho các loài gia cầm khác nhau.

        4. Chăm sóc nuôi dưỡng:

       Chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển giúp gia cầm khỏe, phòng bệnh tốt

       Gia cầm ở mỗi giai đoạn phát triển cần có chế độ chăm sóc khác nhau để đảm bảo sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Trong giai đoạn úm cần chăm sóc cẩn thận để vật nuôi phát triển tốt và hạn chế mắc bệnh. Cần cho gia cầm ăn thức ăn hỗn hợp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin để nâng cao đề kháng.

       Vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ và nên thực hiện sát trùng mỗi ngày. Người chăn nuôi trước khi vào khu vực nuôi nên rửa tay, chân sạch sẽ, sử dụng quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn.

       Sử dụng các chế phẩm sinh học, các sản phẩm dinh dưỡng thú y như: Bcomplex, ADE canxi khoáng tổng hợpđiện giải thảo dược Gluco K+C, men vi sinh… để bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất giúp vật nuôi tăng đề kháng, chống chịu bệnh tật.

        5. Vệ sinh phòng bệnh

       Người dân nên sử dụng lưới ngăn để tránh gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã nhằm hạn chế tiếp xúc mầm bệnh. Phun thuốc sát trùng định kỳ trong chuồng nuôi và cả khu vực xung quanh.

        Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sát trùng các dụng cụ, khu vực chăn nuôi  trước, trong và sau khi nuôi thả gia cầm).

      Thực hiện tiêm phòng đầy dduer các loại vắc xin (đặc biệt là vacxin phòng bệnh cúm gia cầm theo quy định như H5N1; H5N6…).

        6. Phòng chống bệnh cúm gia cầm

       Thường xuyên theo dõi, quan sát đàn gia cầm để phát hiện những dấu hiệu khác thường, những con bị bệnh cần cách ly điều trị để không lây lan cho cả đàn.

       Nếu phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết nghi do cúm gia cầm cần báo cho cán bộ thú y, chính quyền địa phương để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh lây lan ra diện rộng. (Người dân không mua, bán gia cầm bị bệnh; Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc; Không giấu dịch; Không vứt xác gia cầm bừa bãi). Tiêu hủy những gia cầm bị bệnh nếu nghi ngờ mắc cúm gia cầm. Tổng vệ sinh, sát trùng khu vực xuất hiện mầm bệnh theo hướng dẫn từ cơ quan thú y. Rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn sau khi chăm sóc gia cầm hoặc tiếp xúc với nguồn lây.

      Thực hiện tốt các biện pháp tổng hợp sẽ hạn chế sự xuất hiện và lây lan của dịch cúm gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và bảo đảm sức khỏe cho con người.

 

Bản đồ xã Bản đồ xã

Thông báo Thông báo

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 10,444
Tổng số trong ngày: 114
Tổng số trong tuần: 1,021
Tổng số trong tháng: 1,788
Tổng số trong năm: 21,698
Tổng số truy cập: 70,406